Dưới trướng hắn có bốn người, tuổi tác đều lớn hơn hắn, lại cộng thêm ba người của Ngô Chi với bốn tiêu đầu, có người giúp đỡ, lại không có chất vấn gây khó dễ, nên thuận lợi hơn nhiều so với khi trước.
Khương Đường đưa cho hắn năm trăm lượng bạc, tính để làm tiền vốn lần này, ngoại trừ tiền thuê xe đi lại, ăn uống, bạc ở khác trạm thì số còn lại đều để mua hàng hóa.
Lúc Lưu Đại Lang nói chuyện với nương của hắn có nói rằng làm ăn có lãi thì cũng có lỗ, nhưng làm việc cho Khương Đường thì hắn vẫn dốc hết sức lực để làm.
Khương Đường đối xử với nhà hắn rất tốt, hắn coi như tỷ tỷ ruột thịt, nếu không có Khương Đường thì có lẽ Lưu Đại Lang hắn lúc này đang lo buồn chuyện cưới vợ.
Bạc trong nhà không đủ, chỗ ở cũng không đủ, đệ đệ và muội muội đều còn nhỏ, lúc ăn cơm còn ăn nhanh hơn cả hắn, nào có ai đồng ý gả cho hắn chứ.
Còn bây giờ, thấy được phong cảnh các nơi, có bạc bên người nên cũng không cần đ.â.m lo chuyện cưới vợ sinh con, có lẽ qua hai năm nữa còn có thể mua được căn nhà mới, đón cả nhà vào ở.
Vừa nghĩ như thế, Lưu Đại Lang bèn cảm thấy hai năm này sống chẳng uổng phí.
Còn mấy người Ngô Chi đa phần là chăm sóc cho hắn, lúc mới đầu không nghĩ hắn mười bốn, mà trông giống kẻ mười sáu mười bảy tuổi, hỏi ra thì mới hay.
Người đông nên trên đường đi có người chăm lo, lúc đến nơi, Lưu Đại Lang bèn thể hiện sự lão luyện không giống với người cùng lứa tuổi.
Có câu nói rằng con nhà nghèo đảm đương việc nhà từ sớm.
Câu này chẳng sai chút nào.
Ở bên ngoài Lưu Đại Lang toàn dùng đại danh, tên là Lưu Dương, không phải là người nhà đặt cho mà sau này tự hắn đã đổi, có nghĩa là giương buồm ra khơi.
Đến chỗ đặt hàng thì bảo: “Tiền đặt cọc đưa cho ngươi trước, đồ đạc thì đưa đến quán trọ Lai Phúc tìm Lưu Dương là được.”
Bận bịu cả buổi sáng, đã mua được vải vóc, kim chỉ, hương liệu, đường… một đống đồ ngổn ngang lỉnh kỉnh.
Đường và hương liệu đều là đồ tốt, giá thành không hề rẻ, vải bố có vải bông cũng có vài cuộn tơ lụa màu sắc rực rỡ, là Bội Lan Tĩnh Mặc làm chủ chọn lựa, tóm lại không thể bỏ hết đống trứng vào một cái làn được, thứ gì cũng đều phải mua một ít.
Ở lại đây hai ngày, đến giữa trưa hôm cuối cùng, Lưu Dương nói với mọi người rằng: “Những thứ đồ này không ít, đến chiều các ngươi tự đi quanh xem xem có thứ gì thích hay không, có thể mua ít đi mang về.”
Đây coi như là cách nói khéo léo có thể mang ít hàng hóa đến nơi đó bán.
Nhưng mà không thích hợp mang quá nhiều, dẫu sao thì những cái như tiêu đầu, xe ngựa đều là Khương Đường tiêu bạc.
Làm việc phải rút tay co chân là được, nhưng chiếm hơn nửa chỗ thì tuyệt đối không được.
Ngô Chi không ngờ còn có kiểu chuyện tốt này, có điều nàng ấy mới tới hầu phủ không lâu nên trên người tổng cộng không có mấy nhiêu bạc, lại sợ không mua được đồ thế nên chỉ mua ít khăn tay và hà bao, trên xe ngựa còn có thể thêm vài mũi kim, cho dù không bán đi được thì đến khi về phủ rồi từ từ thêu.
Bội Lan và Tĩnh Mặc cũng là lần đầu tiên thấy chuyện này, vừa thấy mới lạ lại vừa thấy sợ.
Nhưng lại không muốn để lỡ mất cơ hội như thế này, bèn chọn vài đồ trang sức bạc không quá đắt rồi dùng dùng hộp nhỏ đựng lại, để sát bên người, sợ rằng trên đường có đạo tặc cướp giật.
May mà dọc đường tới Tây Bắc bình an vô sự.
Đầu tháng sáu, cả đoàn người cuối cùng cũng đã tới Liêu Thành.
Cảnh sắc khác hẳn hoàn toàn, trái lại có không ít người, tháng sáu cũng không nóng như mùa hè của Thịnh Kinh, cơ mà vẫn nóng.
Thứ gì cũng đều có, mọi người vốn cứ tưởng là nơi hoang vu hẻo lánh, dân chúng thì y như kẻ mọi rợ, nhưng trông lại không khác mấy so với thành trấn bình thường.
Trên đường có những sạp hàng bán đồ, cũng có đủ kiểu đủ loại cửa hàng.
Lưu Đại Lang không hề dừng lại ở Liêu Thành, sau khi đưa văn thư cho hộ vệ ở cổng thành xem xong thì tiếp tục đi về hướng Bắc, đến Việt Thành.
Đây là thành mới do tướng sĩ Tây Bắc dựng lên, người còn ít hơn nhiều so với Liêu Thành, nhìn ngó xung quanh thì đa số là người của tộc Hồ.
Cái này rất dễ phân biệt, nhìn tướng mạo mắt mày sâu hơn của người tộc Hồ, làn da cũng ngăm đen hơn đôi chút, tuy ăn vận áo quần của người triều này nhưng nhìn hành vi cử chỉ, vừa nhìn là biết không phải người tộc gốc.
Hai nước giao hảo, nên không có cái kiểu nói chẳng phải tộc ta thì tất có lòng riêng, nhưng Lưu Dương muốn kiếm được nhiều tiền hơn, đã g.i.ế.c nhiều huynh đệ ta như thế nên bèn làm thịt mấy người này vậy.
Đến nơi rồi đi tìm quán trọ để ở trước đã, sau đó thì kiểm kê hàng hóa, chuẩn bị bán cho người của tộc Hồ.
Lần đầu tiên tới Việt Thành, không có khách quen nên chỉ có thể đi theo cách đơn giản nhất.
Bày bán hàng tại chỗ.
Nhưng những thứ đồ quen thuộc của Trung nguyên lại đắt hàng một cách lạ thường. Cũng cực kỳ dễ bán.
Đến cả những chiếc khăn tay Ngô Chi mang đến cũng bán hết sạch trong một buổi chiều.
Nàng ấy mua một văn tiền một chiếc, chỉ mang có hai trăm chiếc đến, nhưng những chiếc khăn tay này lại đổi được rất nhiều lông thú, phô mai.
Người tộc Hồ vẫn chưa quen dùng tiền, nên chỉ có thể dùng cách lấy vật đổi vật nguyên thủy nhất.
Bọn họ đều lấy thứ đồ tốt nhất ra để trao đổi, da lông thú, thịt khô, cùng với bảo thạch, ngọc thành.
Có đôi khi Lưu Dương không nắm chắc những thứ đồ này rốt cuộc có đáng tiền hay không, nhưng Bội Lan và Tĩnh Mặc ở sau lưng sẽ gõ gõ vào lưng hắn, nếu thích hợp thì gõ hai cái, không thích hợp thì gõ một cái, nên những đồ thế này nhanh chóng được bán đi.
Người tộc Hồ mỉm cười ôm đường, hương liệu, vải bố quay về, còn Lưu Dương thì nhanh chóng quay về quán trọ cất kỹ đồ đạc.
Cả hai bên hẳn là đều tưởng mình kiếm được nhiều.
Lưu Dương là một trong những thương nhân lần đầu tới Việt Thành, đồ đạc bán rất nhanh chóng.
Ngôn ngữ của ngữ triều với Hồ tộc khác nhau, nhưng ra hiệu thì cũng có thể nghe hiểu, hương liệu dùng như thế nào, cắt may y phục ra sao.
Người cho tiền thì là ông lớn, Lưu Dương chỉ hận không thể coi mấy người này làm tổ tông để cung phụng.
Bán đồ xong, Lưu Dương đưa ít đồ đến phủ tri thủ ở đây, không phải quá đắt đỏ, chỉ mong có được mối quan hệ tốt.
Đương nhiên không phải lấy tên của hắn mà là của Khương Đường.
Cũng không nhắc là nương tử của Cố Kiến Sơn, chỉ nói là người làm ăn từ Thịnh Kinh đến, hy vọng có thể bao bọc nhiều thêm.
Thu dọn đồ đạc xong xuôi, Lưu Dương cũng dẫn người quay về.
Lông thú chiếm chỗ đã bán đi, còn ngọc thạch khác thì cất kỹ rồi đưa trực tiếp cho Khương Đường, chỉ là không chắc được rằng những thứ này có đáng năm trăm lượng bạc hay không.
Tĩnh Mặc khẳng định: “Có thể, những bảo thạch này là đủ rồi, giá cả của ngọc thạch ta không đánh giá được, dù gì cũng không rẻ đâu.”
Chuyến đi này coi như là thắng lợi trở về, đến khăn tay mà Ngô Chi bán cũng hơn mười lượng bạc, nàng ấy chưa từng thấy nhiều tiền như thế bao giờ, cả người cứ mơ màng ngẩn ngơ.
Hóa ra làm ăn buôn bán là chuyện mỹ miều như này.
Bội Lan và Tĩnh Mặc cũng bán đi được không ít, đổi được hai viên bảo thạch và một viên ngọc thạch, mấy người Lưu Đại Lang còn nhiều hơn, đã quá quen đối với chuyện này.
Dọc đường bụng lo ngay ngáy khổ cực, nhưng lại cảm thấy xứng đáng.
Lưu Đại Lang chia cho ba người mỗi người một chiếc vòng tay đổi được, màu sắc bắt mắt rất đẹp, bên trên còn có mấy xâu mã não: “Vất vả cho ba vị tỷ tỷ đã đi chuyến này.”
Hắn biết Ngô Chi là người của Khương Đường, Bội Lan và Tĩnh Mặc cũng thân thiết với Khương Đường, nên mong rằng có thể nói vài câu hay trước mặt Khương Đường.
Tĩnh Mặc nhận trước, Bội Lan và Ngô Chi cũng nhận, trên đường quay trở về cũng bình an, hạ tuần tháng sau thì đến Thịnh Kinh.
Tháng sáu tháng bảy là lúc nóng nhất ở Thịnh Kinh.
Giữa tháng năm Khương Đường nhận được thư nhà của Cố Kiến Sơn viết, cuối tháng thì nhận được thư của Lưu Dương, ước tính rẳng chẳng mấy hôm nữa là quay về.
Nhưng Khương Đường vẫn chưa biết chuyến làm ăn này thế nào.
Buổi chiều Ngô Chi quay về, người đã đen đi một lớp, mới đầu Lý quản sự không nhận ra, trông thấy thẻ bài ở eo mới biết là Ngô Chi, bèn vội vàng cho vào.
Ngô Chi rửa ráy chải đầu qua qua rồi đi thẳng tới chính viện thỉnh an, hành lễ xong chẳng nói lời hai đã lấy luôn ba mươi lượng bạc ra: “Đây là tiền nô tỷ kiếm được ở trên đường, ta giao cho đại nương tử.”
Ngô chi chưa từng thấy nhiều bạc như thế này bao giờ, trên đường suy nghĩ mù mờ, tuy đồ là tự mình mua bằng bạc tháng nhưng nàng ấy là người của Cố phủ, người đều là của Khương Đường, chứ nói tới bạc mà nàng ấy kiếm được.
Sau khi lấy vốn liếng ra thì vẫn quyết định nói lời thành thật, đến cả chiếc vòng tay Lưu Dương cho cũng lấy ra.
Khương Đường thấy nàng ấy như hạt đậu thì không nín được cười rằng: “Ở chỗ ta không có quy định như thế, bạc ngươi tự mình kiếm được là bản lĩnh của bản thân ngươi, tự giữ lấy đi, nhưng đứng đi đánh bạc. Trên đường thế nào, nói xem.”
Chuyện với Lưu Đại Lang vẫn phải bàn việc với hắn, Khương Đường chỉ định hiểu rõ từ chỗ của Ngô Chi trước.
Thật ra Ngô Chi chẳng giúp được gì mấy, vì lần này không đến nơi quen thuộc, nên chuyện lớn đều là Tĩnh Mặc Bội Lan lo: “Đồ đạc đều đã mua cả, có điều người tộc Hồ ít dùng bạc thế nên đều trao đổi vật phẩm. Nô tỳ thấy trao đổi khá nhiều bảo thạch ngọc thạch, Lưu công tử có chủ kiến lại thêm Bội Lan cô nương, Tĩnh Mặc cô nương giúp đỡ nên chuyến này rất thuận lợi. Lông thú đổi về đã bán đi rồi, được hơn hai trăm lượng bạc.”
Bạc và ngọc thạch đều ở chỗ của Lưu Dương.
Số lượng khá nhiều, nhưng những thứ này có dễ bán ra hay không… Ngô Chi không biết, có thể bán đi được thì là kiếm được lãi, không bán đi được thì ấy là thua lỗ, nhưng nghĩ đến bảo thạch ngọc thạch trên đồ trang sức, các phu nhân của thế gia cực kỳ yêu thích thì chắc hẳn là khá dễ bán.
Nếu có thể bán được năm trăm lượng thì hai trăm lượng chính là lãi, nếu có thể bán được một nghìn lượng bạc thì trực tiếp lãi gấp đôi luôn.
Xem xem kiếm được bao nhiêu bạc, rồi quyết định lần sau mua vào bao nhiêu hàng.
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất