Trong khoảng thời gian này, cả nước bắt được rất nhiều gián điệp của địch ẩn núp, đa số đều ở trong các tòa nhà quân sự, xung quanh quân khu hoặc là ở gần hải cảng.
Quân địch vẫn không từ bỏ.
Lúc này thực sự đã nhìn ra tầm quan trọng của việc tuyên truyền. Vì một bộ phim, lòng cảnh giác về quân địch đạt tới đỉnh điểm. Nhiều kẻ địch nằm vùng trong nhân dân đã bị bắt.
Đương nhiên cũng có rất nhiều người chưa bị bắt, cũng không dám làm bậy nên chỉ có thể ẩn núp.
Vấn đề này còn tồn tại đến tương lai.
Trong số tất cả những đứa trẻ, người được chú ý nhất chính là người bạn nhỏ “Cường Cường.”
Nhiều tòa soạn gọi điện thoại tới hỏi chuyện “Cường Cường”, muốn phỏng vấn người bạn nhỏ này.
Không nhiều người biết Cường Cường là ai, tất cả đều im lặng.
Bí thư Mạnh biết thái độ bảo vệ con của Kiều Vi nên không tự ý quyết định mà hỏi thăm ý kiến của cô.
“Bí thư, cháu trai của ngài đã đi nhà trẻ, nếu đổi lại là đứa bé đó thì ngài sẽ làm như thế nào?”
Bí thư Mạnh nói: “Vấn đề này phải xem xét từ hai phía.”
Kiều Vi nói: “Thằng bé còn nhỏ. Tâng bốc quá mức sẽ khiến thằng bé hiểu sai vấn đề. Trong nhà của ngài có trẻ nhỏ, ngài nhất định biết tính cách của chúng như thế nào. Nếu ngài khen bọn chúng quét nhà sạch thì bọn chúng lại ước gì mình có thể quét sạch cả con phố.”
“Theo góc độ vĩ mô, chuyện phát động nhân dân chống gián điệp và đạt được thành công là điều đương nhiên. Nhưng đối với một cá nhân, phát hiện gián điệp của địch là một việc tình cờ. Chuyện tình cờ này không thể lặp lại.”
“Tôi không muốn con mình lầm đường lạc lối, mỗi ngày đều nghi ngờ người xung quanh.”
Bí thư Mạnh từ chối tất cả toà soạn.
Nhưng một ngày nọ, ông ta nói với Kiều Vi: “Hai ngày tới đừng dẫn theo con đến.”
Các phóng viên thực sự có năng lực, cuối cùng vẫn hỏi thăm được danh tính của “Cường Cường”, định đến nhà trẻ huyện uỷ để phỏng vấn.
May là Bí thư Mạnh đã thông báo trước nên Kiều Vi để Nghiêm Tương ở chỗ chị Dương vài ngày, khiến cho các phóng viên vồ hụt, thất vọng quay về.
Thật ra chị Dương không hiểu rõ lắm, chị ta cảm thấy đây là chuyện vinh dự, sao không để con mình được lên báo. Rõ ràng việc này có thể ghi vào gia phả.
Sau đó trong thị trấn có một gián điệp khác bị con ruột của mình tố cáo, bị bắn chết, chị ta không nói gì nữa.
Chỉ thở dài.
Một thời gian sau, cuối cùng một thợ may trẻ tuổi đã được sắp xếp làm việc ở trong hẻm.
Tiệm may vá lại mở cửa buôn bán.
Có một chuyện mà đến giờ Nghiêm Lỗi vẫn nhớ: “Bằng tốt nghiệp của em thế nào rồi?”
“…” Kiều Vi ho khan để che giấu: “Khụ khụ…”
Nghiêm Lỗi nhìn cô chằm chằm: “Không phải là em đã quên rồi đấy chứ?”
“Khụ khụ… Không phải là do hôm ấy xảy ra chuyện sao.” Kiều Vi giải thích.
Cô đã nhắc đến chuyện này ở cửa tiệm chụp ảnh ngày Quốc khách hôm ấy, sau đó xem phim xong về nhà, buổi tối Nghiêm Tương nói ra những lời khiến người ta ngạc nhiên, thế là cả đêm Nghiêm Lỗi không về.
Vài ngày sau toàn là chuyện này.
Một loạt chuyện xảy ra tiếp theo khiến Kiều Vi quên luôn chuyện đó.
Vốn cũng không quan tâm chuyện đó lắm.
Nghiêm Lỗi rất bất mãn: “Em để tâm chút đi.”
“Ừ…” Kiều Vi ậm ừ qua loa lấy lệ.
Nghiêm Lỗi vừa nhìn là biết cô không để ở trong lòng. Người phụ nữ này!
Anh đuổi theo cô: “Em thể hiện thái độ chút được không, ngày mai gọi điện đi thành phố Lâm đó biết chưa. Nếu cần phải thi thì em nhớ ôn tập cẩn thận đấy, xin nghỉ đi, à, anh lấy xe đưa em đi thi…”
Kiều Vi bị anh làm cho nhức đầu: “Biết rồi biết rồi.”
Anh vẫn không bỏ qua, ôm chặt lấy eo cô, ép cô ngày mai nhất định phải gọi điện thoại, nếu không… Sẽ cho cổ cô có thêm hickey.
Kiều Vi không thể làm gì khác ngoài đồng ý với anh.
Ngày hôm sau, Kiều Vi thật sự đã gọi điện thoại, nhân viên trực điện thoại của địa phương đã chuyển máy đến người trực điện thoại của thành phố Lâm, nhờ người ta chuyển máy đến trường trung học nhà máy số Hai.
Lúc này rất khó tìm được người ngay qua một cuộc điện thoại.
Thường có hai cách, một là để lại số điện thoại cho người bên kia gọi lại, rồi đợi ở đó để nhân viên trực điện thoại bên kia đi tìm người đó đến và gọi lại.
Cách thứ hai là để lại tin nhắn, đơn vị trực điện thoại đi tìm người đó rồi gửi lại tin nhắn.
Nếu là bốt điện thoại, sẽ có nhân viên chuyên đến chuyển lời, học thuộc hoặc dùng bút ghi nhớ tin nhắn. Sau khi cúp điện thoại, nhân viên truyền tin sẽ chạy đến đầu đường nhà bạn, lớn tiếng nói: “XXX, XXX XXX gọi điện cho bạn, nói cho bạn biết XXX chuyện XXX.”
Đó là cách tin tức được chuyển đến bạn.
Về cơ bản thì dựa vào việc hét.
Không có riêng tư.
Nhưng việc này là ở trong thành phố mới có.
Giống như Hạ Hà Khẩu, đây là thị trấn, chỉ có cơ quan đơn vị mới có điện thoại. Bốt điện thoại chưa được phổ biến trên đường.
Việc liên kết hệ thống cung cấp nước và bốt điện thoại sau khi sáp nhập trấn với huyện là việc bí thư Mạnh đang cố gắng muốn hoàn thành.
Kiều Vi chọn cách thứ nhất, để lại số điện thoại rồi nói: “Tôi sẽ chờ.”
Cô chờ không đến mười phút, điện thoại vang lên: “Kiều Vi ở văn phòng không? Có điện thoại từ thành phố Lâm tìm cô.”
“Vâng, tôi đang chờ. Làm phiền nhận điện thoại giúp tôi.”
Nhân viên trực điện thoại nhận điện thoại.
Kiều Vi: “Alo? Thầy Trương?”
Mới hỏi một câu mà bên kia đã đặt câu hỏi như súng liên thanh: “Có phải Kiều Vi không? Có phải Kiều Vi lớp một đúng không? Bố em làm việc ở phân xưởng Bốn, em chưa tốt nghiệp đã đi làm, là Kiều Vi đã đến huyện Vĩnh Minh kết hôn đấy đúng không?”
“Đúng đúng đúng, là em.” Kiều Vi nói: “Thầy Trương còn nhớ em sao?”
“Kiều Vi! Thầy hỏi em!” Thầy Trương hưng phấn nói: “Bài viết được đăng trên báo thành phố của Kiều Vi, có phải là em hay không?”
“Vâng, là em.” Kiều Vi giải thích: “Bây giờ em đang ở huyện Vĩnh Minh, không phải, ở Bác Thành mới đúng, giờ em được điều chuyển tạm thời đến công tác tại huyện Bác Thành, công việc chủ yếu là viết lách.”
“Đúng là em rồi!” Giọng nói của thầy Trương nghe rất vui vẻ: “Lần đầu tiên đọc bài văn của em, thầy lại nhìn thấy cái tên ‘Kiều Vi’, rồi nhìn thấy tên trấn sáp nhập vào huyện là trấn Hạ Hà Khẩu, nhớ ra hình như học trò của mình là Kiều Vi kết hôn ở đó. Thầy nói với hiệu trưởng, hiệu trưởng còn không tin, ha ha ha, đúng là em rồi! À đúng, Kiều Vi, em có chuyện gì sao?”
Kiều Vi nói chuyện của mình ra hỏi: “Có cần thi không ạ? Em có thể về thi để chứng minh mình có tư cách tốt nghiệp.”
Thầy Trương lại cười ha ha: “Thi cái gì chứ. Bây giờ trong trường không có học sinh nào thi cả. Hơn nữa, bây giờ em đã trở thành cây bút rồi, ai dám kiểm tra em. Đợi thầy nói với hiệu trưởng, thầy ấy sẽ giơ biểu ngữ chào mừng em đến nhận bằng tốt nghiệp. Có khi bài văn của em còn làm thành tấm áp phích, mang đi tuyên truyền.
Không, không đến mức đó chứ…
Trán Kiều Vi lấm tấm mồ hôi.
Nhưng thầy Trương cũng đảm bảo với cô rồi.
Kiều Vi bày tỏ lòng biết ơn với sự chân thành của thầy.
Sau khi cúp điện thoại, không đến một giờ sau, thầy Trương hào hứng gọi điện thoại xác nhận: “Hiệu trưởng nói là có thể. Nhưng hiệu trưởng muốn em nhất định phải qua đây làm một buổi tọa đàm.”
Kiều Vi: “…”
Kiều Vi về nhà nói cho Nghiêm Lỗi biết.
Nghiêm Lỗi cực kỳ vui mừng: “Ngày nào đó? Em xin nghỉ đi. Anh đi cùng em! Anh sẽ chuẩn bị xe, em đừng lo!”
Kiều Vi: “…”

Ads
';
Advertisement