Chỉ có thể xin nghỉ thôi. Hiện giờ công việc của cô thuộc quyền quản lý của thư ký Hoàng, phải đến chỗ thư ký Hoàng xin nghỉ.
Thư ký Hoàng hỏi cô có chuyện gì, Kiều Vi thật thà nói: “Trước đây bố tôi qua đời, trong nhà không còn ai, cho nên tôi chưa tốt nghiệp. Bây giờ liên hệ lại với trường học, muốn lấy bằng tốt nghiệp.”
Thư ký Hoàng suy nghĩ một chút rồi hỏi: “Cô muốn đi thi đại học sao? Tốt nhất cô nên cẩn thận, bây giờ hướng gió phía trên không rõ, đại học hơi hỗn loạn.”
“Hả, không… Tôi không…” Kiều Vi nói.
Nhưng thư ký Hoàng cảm thấy chỉ là cô không muốn nói thẳng. Có vài người không thích nói cho người khác biết chuyện mình đang làm trước khi xong việc.
Anh ta đẩy kính mắt: “Trước tiên cứ cẩn thận, không nên vội vàng. Vợ tôi cũng rất muốn thi đại học, tôi vẫn luôn khuyên cô ấy.”
“Hả?” Kiều Vi thuận theo nói: “Cô ấy muốn thi…”
“Đúng vậy, vợ tôi học giỏi.” Thư ký Hoàng nói: “Cô ấy là người rất chăm chỉ. Năm đó vẫn còn học ở trường, tôi là người cầm bút, cô ấy là người vẽ tranh.”
Kiều Vi cảm thấy thật ra cô và thư ký Hoàng không có thân quen nhau đến độ nói về chuyện vợ chồng. Đối với quan hệ “đồng nghiệp” này, cô luôn cảnh giác, nhất là trong một cơ quan thuộc thể chế này.
Hơn nữa đây là lần thứ hai thư ký Hoàng khen vợ anh ta trước mặt cô rồi. Anh ta là người thích khen vợ mình đến thế sao? Nói thật, từ công việc bình thường thì không nhìn ra đâu.
Kiều Vi luôn cảm thấy là lạ… Nhưng cô lại cảm thấy như thế tốt hơn nhiều đàn ông ở thời đại này luôn miệng chê “vợ tôi vừa già vừa xấu”.
Kiều Vi cảm thấy nên khích lệ những người đàn ông khen vợ mình như thế này.
Cô hùa theo anh ta mấy câu, thuận lợi xin nghỉ.
Sáng hôm sau, Nghiêm Lỗi đã dậy từ sớm, không chỉ làm đồ ăn sáng, còn chọn cho Nghiêm Tương một bộ quần áo sạch sẽ, chỉ huy Nghiêm Tương mặc một bộ quần áo như cán bộ già size mini.
“Bôi chút dầu lên mặt đi.” Anh cách cửa sổ gọi Kiều Vi: “Bôi nhiều vào, mặt em sẽ trắng hơn, rất đẹp.”
Kiều Vi đang rửa mặt ở chậu rửa mặt, ngẩng đầu lên: “…”
Nghiêm Lỗi mượn xe bộ đội, Tiểu Trương lái xe.
Tâm trạng Tiểu Trương cũng rất tốt: “Chị dâu làm tọa đàm? Tôi cũng phải đến nghe một chút.”
Bây giờ Kiều Vi không phải là người duyên trong nhà không tốt, danh tiếng cũng nát nữa rồi. Hôm nay, Kiều Vi rất nổi tiếng trong quân đội.
Gia đình ba người ngồi xe Jeep do Tiểu Trương lái đi đến thành phố Lâm.
Vào đến thành phố Lâm, rất nhiều kí ức của nguyên chủ hòa vào cảnh vật trên đường phố. Kiều Vi còn đi ngang qua nhà xưởng mà bố nguyên chủ làm việc, đại viện nơi nguyên chủ sinh sống từ nhỏ tới lớn…
Đường đến trường học cũng gần, bởi vì vốn là học sinh của trường.
Kiều Vi nghĩ thầy Trương bảo hiệu trường treo biểu ngữ chào mừng cô chỉ là nói quá mà thôi, cô không ngờ cổng trường lại treo một tấm biểu ngữ: Chào mừng cựu học sinh Kiều Vi lớp một XX về trường.
Hiệu trường và vài thầy cô nghe thấy học sinh hô “xe đến, xe đến” thì chạy ra chào đón.
Nghiêm Lỗi nhiệt tình nắm tay hiệu trưởng, các thầy cô nói chuyện, tự giới thiệu: “Tôi là chồng của Kiều Vi.”
Hiệu trưởng và thầy Trương đều biết Kiều Vi gả cho quân nhân, không ngờ lại là cán bộ cấp đoàn cao như vậy, khá bất ngờ. Cán bộ cấp đoàn đến một trường học như thế này khiến người ta vừa mừng vừa sợ.
Kiều Vi tưởng tọa đàm là đứng trên bục giảng ở một hai lớp thôi, nhưng khi cô nhìn thấy tất cả học sinh trong trường đều lấy ghế ngồi trên sân trường, trên sân khấu có một dãy bàn trải khăn màu đỏ…
Kiều Vi sợ hãi.
Cô thật sự đã đánh giá thấp tầm quan trọng của việc “lên báo” trong thời đại này.
Còn Nghiêm Lỗi thì rất hài lòng.
Bây giờ ở Bác Thành, Kiều Vi cũng là một người cầm bút có tiếng. Anh cảm thấy sự phô trương này mới phù hợp với cô.
Hiệu trưởng mời Nghiêm Lỗi lên trên ghế chủ tịch ngồi, Nghiêm Lỗi cười từ chối: “Tôi ngồi phía dưới.”
Hiệu trưởng mời nhiều lần, Nghiêm Lỗi lấy Nghiêm Tương làm bia đỡ đạn: “Con trai còn nhỏ, có lẽ cần phải đi nhà vệ sinh…”
Hiệu trưởng mới không khăng khăng mời nữa, khen Nghiêm Tương sạch sẽ lễ phép, sắp xếp Nghiêm Tương và Nghiêm Lỗi ngồi ở hàng đầu tiên ở trung tâm ngay dưới sân khấu.
Nghiêm Lỗi cũng rất hài lòng với vị trí này.
Từ góc độ này, đây là vị trí hoàn hảo nhất để thưởng thức vợ mình phát biểu từ bên trên.
Kiều Vi được mời lên sân khấu, ngồi song song với hiệu trưởng ở chính giữa.
Hiệu trưởng bước lên phát biểu một bài, giới thiệu nhiều bài viết của Kiều Vi đăng trên báo thành phố, thậm chí cả bài báo về việc bắt gián điệp được Nhân Dân nhật báo đăng lại, khen ngợi và hoan nghênh Kiều Vi.
“Các học sinh, toàn thể vỗ tay, hoan nghênh đàn chị Kiều Vi về diễn thuyết cho chúng ta.”
Tiếng vỗ tay thưa thớt. Thanh thiếu niên ở tuổi này không ngồi yên được. Bọn họ không thể tiếp thu nổi những buổi hội họp của người lớn.
Cầu xin hiệu trưởng làm người tốt, cầu xin đàn chị làm người tốt, nói ngắn thôi.
Ánh mắt Kiều Vi đảo qua những thanh thiếu niên phía dưới.
Bọn họ vẫn chưa biết những biến động xã hội mình gặp phải ở độ tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất trong tương lai sẽ như thế nào.
Vì giảm bớt áp lực nghề nghiệp trên thành phố, cũng vì tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng, những thanh niên có học thức được đưa về vùng núi và nông thôn, dân cư thành phố được sơ tán và huy động toàn diện chuẩn bị cho chiến tranh.
Thanh xuân tươi đẹp nhất.
Kiều Vi rời mắt đi, mở bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn của mình.
“Cảm ơn hiệu trưởng Lưu, lãnh đạo nhà trường, các giáo viên đã cho tôi cơ hội được phát biểu. Tôi rất vui khi được làm đàn chị của các bạn, nói cho các bạn biết những kỳ vọng của tôi đối với các bạn.”
“Chủ đề diễn thuyết lần này là…”
“Phương hướng là ánh sáng, con đường lại quanh co.”
“Hai tay phải nắm cả tư tưởng và tri thức.”
“Tri thức nói cho chúng ta biết cách làm ra máy bay đại bác, tư tưởng nói chúng ta biết nã pháo về hướng nào.”
“Kháng Pháp trợ Việt, chống Mỹ viện Triều, tự vệ và phản công Ấn Độ… Mỗi trận chiến đổ máu và hy sinh trong những năm qua đã nói rõ với chúng ta rằng… Tôn nghiêm chỉ ở trên mũi kiếm, chân lý chỉ ở trong tầm bắn của đại bác!
Tôn nghiêm chỉ ở trên mũi kiếm, chân lý chỉ ở trong tầm bắn của đại bác.
Nếu những lời này làm cho đám thiếu niên nam nữ ngồi dưới từ trạng thái hai mắt lờ đờ, buồn ngủ, chụm đầu vào nhau nói chuyện, đột nhiên trở nên im lặng như tờ, sau đó mừng rỡ, bắt đầu nghiêm túc ngồi nghe đàn chị trên bục diễn thuyết.
Vậy thì đối với quân nhân như Nghiêm Lỗi, nó gần như xuyên qua đầu chạm đến linh hồn của anh.
Nghiêm Lỗi nghiêm túc nghe toàn bộ phần diễn thuyết phía sau của Kiều Vi, hiểu rõ từng câu một.
Cô nói với các cô gái, chàng trai rằng con đường phía trước chắc chắn sẽ rất quanh co, khó đi. Đối với quốc gia thì là lần mò đi về phía trước, đối với con người thì đó là con đường tràn ngập gian nan thử thách. Cô nói với các thanh niên rằng, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng không được mất đi lòng tin, hãy nhớ rằng các bạn là những người mang trong mình kiến thức của đất nước này. Không nên để những gian nan bao trùm bản thân mà quên đi những gì mình đã học được. Cô khích lệ bọn họ dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào cũng không được từ bỏ học tập.
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất